Dáng mũi cao, thẳng đẹp của người Tây phương luôn khiến đại đa số những người Á đông mong muốn có được chiếc mũi thẳng đẹp như vậy. Cùng khám phá vì sao Phương Tây có được chiếc mũi như vậy?
Do mỗi bên mũi, phía dưới mắt chúng ta đều có một phần được gọi là xoang hàm trên, cấu trúc xoang của con người ở các miền khác nhau trên thế giới khác nhau tạo ra hình dáng mũi khác nhau. Nathan Holton - nhà nghiên cứu khoa răng hàm mặt tại Đại học Iowa đã muốn tìm hiểu lý do vì sao có sự thay đổi cấu trúc như vậy.
Holton và các đồng nghiệp đã chụp cắt lớp 40 người. Khoảng một nửa trong số họ là người Mỹ gốc châu Âu, nửa còn lại là những người Mỹ gốc Phi hoặc bản địa Nam Phi. Họ phát hiện ra rằng thể tích khoang mũi càng lớn thì các xoang hàm trên ở cả hai bên càng lớn. Điều này tác động đến hình dạng của mũi cũng như kích thước của tổng thể khuôn mặt. Như vậy các xoang đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép thay đổi hình dạng mũi.
Nhưng nếu hai người có kích thước khuôn mặt bằng nhau, xoang hàm trên có xu hướng lớn hơn 36% ở những người gốc châu Âu so với những người châu Phi, do đó những người châu Âu có dáng mũi cao, hẹp hơn.
Cấu trúc xương mũi của người gốc châu Phi và một người gốc châu Âu (ảnh minh họa)
Nguyên do là các hình dạng mũi hình thành trong quá trình tiến hóa gắn liền với sự thích nghi của khí hậu. Bởi bộ phận này luôn luôn phải tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm không khí khi bạn thở. Ở nơi có khí hậu lạnh thuận lợi để có một chiếc mũi hẹp hơn nhằm tránh sự tác động của khí lạnh. Mũi có xu hướng hẹp lại để tối đa diện tích bề mặt. Trong khi những nơi có nhiệt độ cao như châu Á, châu Phi thì con người thường có sống mũi thấp, cánh mũi dày, lỗ mũi rộng và tròn để dễ dàng hô hấp.
Như vậy, “mũi tẹt” vốn đã là một đặc trưng tiêu biểu của người Á đông chúng ta. Nhiều người muốn mình có chiếc mũi thon dài, thanh mảnh nên tìm cách để phẫu thuật hay kẹp mũi. Đành rằng mũi là trung tâm của khuôn mặt, hình dáng mũi khác nhau ảnh hưởng đến cảm nhận thẩm mỹ. Tuy nhiên đó chỉ là việc tác động đến phần sụn mũi, cánh mũi hoặc độn thêm sụn nhân tạo chứ rất khó và nguy hiểm để thay đổi cấu trúc thật của xương mũi.
Nhiều chị em ra sức kẹp mũi mong sao được cao dong dỏng như các nàng Tây (ảnh minh họa)
Cố gắng “Tây hóa” mũi, cho mũi thật cao thì lớp da vùng mũi bên trên khối silicone sẽ không đủ sức che phủ, nhanh chóng mỏng dần. Thanh độn lộ rõ ra dưới da, nhất là vùng đỉnh mũi, thậm chí làm da mũi bị… thủng. Biến chứng này làm mũi xấu hẵn, sửa chữa rất khó khăn. Cũng cần phải nói thêm rằng, kẻ thù của cái đẹp là sự hoàn hảo, mũi không phải là “hộp diêm” để có thể mở ra, đóng lại tùy tiện. Càng mổ nhiều lần, mũi càng mong manh, dễ hư, khó đẹp. Vì thế, hãy hết sức cân nhắc khi có ý định sửa mũi, bạn nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét